Lan Đai Châu là một loài lan tuyệt vời. Loài hoa này không chỉ tô vẽ thêm vẻ đẹp cho khu vườn của bạn mà còn mang trong mình rất nhiều ý nghĩa. Và cách trồng lan đai châu cũng như chăm sóc giống lan này không hề khó như mọi người nghĩ. Hôm này, hãy cùng Vật tư hoa lan tìm hiểu về cách trồng loài hoa tuyệt vời này nhé!
Nguồn gốc của lan đai châu
Lan đai châu có tên khoa học là Rynchostylis gigantea hay còn được biết đến với lên gọi khác là lan ngọc điểm. Đây là loài lan có nguồn gốc ở Châu Á, chúng thường thấy mọc ở Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Tại Việt Nam, lan đai châu là một loại lan rừng thường phân bố ở các vùng núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, giáp biên giới hai nước bạn là Lào và Campuchia.
Nhờ hương thơm vô cùng quyến rũ cùng với vẻ đẹp rất rực rỡ nên lan đai châu này đã được trồng ở khắp nơi làm trang trí sân vườn, lan can, hiên nhà, quán café hay biệt thự nhà vườn.
Hình ảnh mặt hoa lan Đai châu nổi bật chúng tôi sưu tầm được từ nhà vườn, quý khách hàng:
>>> Xem thêm:
Kỹ thuật trồng lan đai châu đơn giản nhất.
Cách trồng và chăm sóc lan Đai Châu
Điều kiện ánh sáng khi chăm sóc lan đai châu
Để có một chậu lan đai châu đẹp thì cách chăm sóc lan đai châu trước tiên là không được để ánh nắng trực tiếp chiếu vào, nếu để ra ngoài nắng có thể bị héo hoặc cháy lá. Bên cạnh đó, cũng cần phải để cây ở những chỗ rộng rãi, thật thoáng gió.
Nhiệt độ khi chăm sóc lan đai châu
Nhiệt độ vào mùa hè ban ngày: 85 – 90°F hay 29 -32°C và phải có sự cách biệt tối thiểu giữa ngày và đêm là 15°F hay 10°C, nếu không sẽ không ra hoa.
Độ ẩm cần thiết khi chăm sóc lan đai châu
Độ ẩm cần thiết để cây có thể phát triển tốt là từ 70 đến 80%. Mùa hè tưới nước từ 2 đến 3 lần/ngày nếu trồng trên miếng gỗ hoặc các vật thể khác ngoài chậu.
Nếu trồng trong chậu với vỏ cây hay than có thể tưới từ 2 đến 3 lần/tuần, nhưng lưu ý phải để cho khô rễ giữa 2 lần tưới và không được để rễ cây bị úng nước trong chậu, nếu để bị úng nước thì cây sẽ bị chết.
Bón phân khi chăm sóc lan đai châu
Chỉ bón phân khi thấy cây bắt đầu mọc lá hay đầu rễ có màu xanh. Ta có thể bón phân cho lan bằng cả hai loại vô cơ và hữu cơ.
Đối với phân vô cơ, bạn cần bón hàng tuần, với một nửa muỗng cà phê thì cho 4 lít nước. Phân bón có thể là 30-10-10 cho mùa xuân và mùa hè và có thể đổi sang 10-20-30 vào cuối.

Kỹ thuật chăm sóc giống Đai Châu khi mới mua về:
Các giống mua về cần chuyển ra chậu lớn để cây phát triển nhanh hơn, cần lưu ý các vấn đề sau:
1.Gỡ cây ra khỏi cốc mô, gỡ bỏ bớt phần giá thể cũ sao cho rễ không bị tổn thương.
2.Giá thể: vỏ thông là tốt nhất (cỡ lớn hoặc vừa), xếp dớn đáy chậu.
3.Sau đó đặt cây lan vào chậu, tiếp tục dùng vỏ thông lớn xếp xung quanh, rải tiếp 1 lớp vỏ thông vụn trên bề mặt để giữ ẩm.
(Chú ý: Gốc của cây lan phải nhô cao lên khỏi bề mặt vỏ thông, tránh ủng thối)
4.Tiến hành bón phân tan chậm, phân hữu cơ lên bề mặt chậu (đặt xa gốc)
5.Tiến hành chăm sóc dinh dưỡng và giữ ẩm, ánh sang phù hợp, phun phòng nấm định kỳ (1-2 tuần /lần)
Tại sao nên chọn lan giống Đai châu tại Trung tâm chúng tôi?
Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:
Đảm bảo chất lượng chuẩn giống 100%
Giá cả cạnh tranh so với thị trường
Ship cod toàn quốc
Đội ngũ nhân viên tư vấn – hỗ trợ tâm huyết, nhiệt tình
Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí
Phạm vi giao hàng:
Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.