Hiện nay công nghệ sinh học được ứng dụng vào nông nghiệp rất linh hoạt, giúp cho việc chăn nuôi, trồng trọt của bà con nông dân hiệu quả và kinh tế hơn. Một trong những chế phẩm sinh học được người nông dân tin dùng và đánh giá cao, đó chính là chế phẩm sinh học EM. Đây là loại chế phẩm có tác dụng đa năng trong việc xử lý môi trường, trong chăn nuôi và trồng trọt.
Chế phẩm sinh học EM-1 là gì?
Chế phẩm sinh học EM-1 (Effective Microorganisms) do giáo sư tiến sỹ người Nhật – Teuro Higa sáng tạo và áp dụng thực tế vào năm 1980. Chế phẩm là tập hợp của khoảng 80 loài vi sinh vật có ích, có khả năng tổng hợp chất hữu cơ, tăng kháng thể ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, phân giải chất hữu cơ và chuyển hóa thức ăn dễ tiêu hơn…
Các vi sinh vật hữu hiệu này được phân lập từ tự nhiên hoàn toàn không độc với người, động vật và môi trường và rất dễ sử dụng. Do được nghiên cứu, phân lập và chế xuất trong nước nên giá thành thấp và có nhiều đặc tính ưu việt hơn so với các sản phẩm cùng loại nhập ngoại.
Streptomyces: 109 CFU; Rhizobium: 109 CFU; Lactic: 109 CFU; Bacillus: 109 CFU; Vi khuẩn quang hợp: 109 CFU; Nấm men và xạ khuẩn: 109 CFU; pH = 3.5÷4.0

Chế phẩm EM-1 được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, môi trường,… đều cho hiệu quả rất tốt. Một ưu thế lớn của công nghệ EM-1 là tính rất an toàn đối với cây trồng, gia súc, con người và môi trường cả trong quá trình sản xuất, điều chế, sử dụng và bảo quản.
Chế phẩm EM-1 hay EM gốc được dùng để điều chế ra các chế phẩm EM khác (chế phẩm EM thứ cấp) ở dạng nước và dạng bột (hay gọi là Bokashi).
Tác dụng của các chế phẩm EM thứ cấp
– Chế phẩm EM2 có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, sử dụng để ủ phân hữu cơ vi sinh, ủ phân cá,.., khử trùng, làm sạch môi trường, cải thiện tính chất hoá lý của đất, tăng trưởng vật nuôi…

– Chế phẩm EM5 có tác dụng hạn chế, phòng ngừa sâu – bệnh, tăng cường khả năng đề kháng, chống chịu của cây trồng, tăng trưởng của cây trồng…
– Chế phẩm EM FPE (gọi là EM thực vật Fermented plant extract) là dung dịch EM có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng và tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
– Chế phẩm EM-Bokashi có nhiều loại, dạng bột, như là Bokashi C xử lý môi trường, Bokashi B – bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, Bokashi phân gà… có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, tăng trưởng cây trồng và vật nuôi, chăn nuôi hạn chế dịch bệnh, làm sạch môi trường.
– Ngoài ra còn có EM.X mà ở nhiều nước sử dụng để điều chế các thực phẩm chức năng và dược phẩm, mỹ phẩm phục vụ chăm sóc sức khoẻ con người
Lưu ý, Chế phẩm EM nên được bảo quản tại nơi nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
Xem thêm bài viết:
► Giả Hạc Di Linh Lưỡi Rắn (trên 6 tháng)
► Lan Kiếm Vàng Củ Chi x Jame (trên 6 tháng)
► Chế Phẩm EM (EM-1) Trong Trồng Trọt
Chế phẩm sinh học EM dùng cho Nông nghiệp
Gần đây, nông nghiệp đã trở nên đặc trưng bằng cách tăng cường canh tác sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Việc sử dụng quá mức các tác nhân hóa học như vậy, tuy nhiên, đã gây ra tổn thất lớn đến nông sản và gia tăng sâu bệnh. Rõ ràng là các chất hóa học được sử dụng trong nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái của chúng ta.

Ưu điểm của việc sử dụng các sản phẩm EM trong nông nghiệp
Khi được sử dụng trên đất nông nghiệp, các sản phẩm EM góp phần làm giàu đất, bằng cách hài hòa và đa dạng hóa các vi sinh vật bản địa. Số lượng vi sinh vật được nuôi bởi giun đất và các sinh vật hữu ích trong đất tăng lên. Điều này làm cho đất khỏe mạnh. Do đó, cây phát triển tốt, áp lực sâu bệnh giảm và cây trồng chất lượng cao có thể được trồng.

Lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm EM trong nông nghiệp
Điều hòa đất

Sản lượng tăng

Sản xuất cây trồng có giá trị gia tăng

Cải thiện môi trường làm việc
Giảm gánh nặng môi trường
Ứng dụng của chế phẩm EM trong nông nghiệp
– Sản xuất Chế phẩm EM thứ cấp (EM2)
– Sản xuất Chế phẩm EM thảo dược.
– Sản xuất Chế phẩm EM thảo mộc.
– Ủ phân hủy trùn quế, cá, bánh dầu, đậu nành.
– Ủ phân chuồng, vỏ cà phê, phế phụ phẩm nông nghiệp khác
– Dùng làm phân bón tưới gốc, phân bón lá cho cây trồng
XEM THÊM:
► Hướng Dẫn Ủ Phân Đậu Tương (Đậu Nành) Với Chế Phẩm Vi Sinh EM