Nguồn gốc:
Vẻ đẹp độc đáo nổi bật từ màu sắc lan Hồ Điệp mang lại :





Kỹ thuật ra chai mô
Dưỡng chai
Chai mô sau khi đưa về vườn, để chai nơi thoáng mát dưới ánh sáng tán xạ cho cây thích nghi môi trương trong khoảng 4-5 ngày (nếu chai bị xồ dập thì cần ra cây ngay)
Ra chai

- Dùng Pank y tế lại dài đưa vào miệng chai rút nhẹ nhàng từ rễ cây rút ra khỏi lớp thạch đưa ra ngoài.
Hoặc có thể tiến hành phá vỡ lớp vỏ chai và lấy trực tiếp cây từ bên trong chai ra, nếu cây lớn trên 5cm thì ta chỉ có thể tiến hành đập chai đi và lấy cây con, tránh làm tổn thương tới bộ rễ.
Ta rửa sạch cả cây và bộ rễ qua nhiều 3 lần nước sạch và hạn chế tối đa làm tổn thương tới bộ rễ, thân, lá.
- Ngâm cây trong dung dịch nước muối pha loãng ( 1 thìa cà phê muối với 6 lít nước trong 5-10 phút).
- Vớt cây ra và để ráo trên rổ/khay.
>>> Vật Tư Trồng Lan – Giá Thể Trồng Lan Dớn Chi Lê.
Trồng cây
Giá thể trồng cây: có thể sử dụng một trong các loại sau đều được( Dớn Chile, Rêu rừng, xơ dừa, vỏ thông băm, bọt đá…). Giá thể phải được làm sạch trước khi trồng bằng cách ngâm thuốc nấm, hoặc ngâm nước vôi trong, hay luộc nước sôi vắt khô.
Chậu trồng: có thể trồng trong cốc mô, khay nhựa, rổ nhựa, chậu nhựa, chụa đất nung có chỗ thoát nước.
Lưu ý: không được bó chặt gốc, tránh nước mưa, tránh sương và tránh ánh nắng trực tiếp trong gia đoạn đầu.
Trồng chung trên giàn:
Để vào rổ nhựa nhỏ (thường là rổ chữ nhật kích thước: 15 x 20 cm) 1 lớp dớn đã xử lý dày khoảng 3 cm; cấy cây con vào rổ; xếp các rổ cây lên giàn. Duy trì ẩm độ từ 70 – 80%; cường độ ánh sáng 30 – 35%, nhiệt độ dưới 25°C.
Trồng vào chậu nhỏ:
Sau khoảng 3 – 6 tháng, cây bắt đầu ra rễ mới thì chuyển sang trồng vào chậu có đường kính 8 – 9 cm, nhổ cây nhẹ nhàng không để đứt rễ; lấy dớn đã xử lý quấn rễ cây rồi đặt vào chậu, xếp quanh gốc cây một lớp than củi chặt nhỏ. Đặt chậu lên giàn; Duy trì ẩm độ > 70% (max 95%); cường độ ánh sáng < 35% (min 20%), nhiệt độ dưới 28 độ C (min 12 độ C).Thay chậu nhỏ và trồng vào chậu lớn:
Chuyển cây sang chậu lớn
Sau khi trồng trong chậu nhỏ khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau thời gian chuyển chậu một tuần, khi cây đã phục hồi tưới được bón các chất dinh dưỡng.
Cách thay chậu lan Hồ Điệp cấy mô: Muốn thay chậu thì phải tưới thật đẫm nước trước 5-10 phút hoặc ngâm vào xô nước, nhẹ nhàng lấy bụi lan ra. Sau đó, làm vệ sinh, cắt bỏ hết rễ hư thối và các lá đã khô trồng vào chậu mới, đặt bụi lan vào giữa chậu lớn rồi thêm than và dớn vào quanh gốc, tránh không làm tổn thương bộ rễ cây.
Xem thêm : Kỹ thuật trồng lan nuôi cấy mô
Kỹ thuật bón phân Hồ Điệp cấy mô:
Nguyên tắc:
Tưới phân cho lan cần đủ các thành phần đạm (N), lân (P), ka li (K), canxi (Ca), magie (Mg) và các chất vi lượng như Fe, Mn, Zn, Cu, Bo, Mo… và các vitamin C, B1, B6. Tùy theo giai đoạn tưới cây lan có chế độ bón phân phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây. Kỹ thuật bón phân và loại phân sử dụng chung như sau:
– Bón phân dưới gốc (theo hệ rễ):
Sử dụng phân hữu cơ sinh học hoặc phân hữu cơ – khoáng chậm tan; phân khoáng có màng bọc túi nhỏ có kích thước 7 x 4cm. Đặt lên mặt chậu (1 túi/chậu), khi tưới nước phân sẽ tan từ từ cung cấp cho hệ rễ của cây (Hiện có bán ở các cơ sở dịch vụ cây trồng và phân bón trong tỉnh).. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại phân chậm tan (phân chì) để bón nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân.
– Bón phân trên lá (theo hệ lá):
Phun bổ sung phân lỏng Humix phun định kỳ 2 lần/ tháng; phân HVP 3ml/l phun định kỳ 2 lần/ tháng; các loại phân hữu cơ sinh học dạng lỏng: Fish Emulision và Seaweed và VitaminC, B1 phun định kỳ 2 lần/ tháng. (Hiện có bán ở các cơ sở dịch vụ cây trồng và phân bón trong tỉnh).
Xem thêm: