Cây thạch hộc tía là loại cây thảo dược ngoài dùng làm cây cảnh còn là vị thuốc chữa các bệnh như: bổ khí huyết, mạnh gân xương, bổ thận, trợ dương.
Thạch hộc tía là gì?
Thạch hộc tía có tên khoa học Dendrobium officinale Kimura et Migo, thuộc chi Thạch hộc, họ Lan (Orchidaceae).
Tên gọi khác của thạch hộc tía: Cây còn gọi là kim thoa thạch hộc, thiết bì thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo. Cây có tên thạch hộc là do cây này thường mọc ở trong các kẽ đá.
Đặc điểm của thạch hộc tía
Thân dài 30 – 50cm, thường mọc thành bụi. Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, phía trên hơi dày hơn, có đốt dài 2,5 – 3cm, có vân dọc. Lá mọc so le thành dãy đều ở hai bên thân, thuôn dài, hầu như không cuống, đầu lá hơi cuộn hình mỏng, có 5 gân dọc, dài 8-12cm, rộng 2,3cm, chùm hoa ở kẽ lá.
Hoa to mọc thành chùm trên những cuống dài. Mang 2-4 hoa có cánh môi hình bầu dục nhọn, cuốn thành phễu trong hoa. Ở họng hoa có những điểm màu tím. Quả nang hơi hình thoi, khi khô tự mở. Hạt nhiều, mùa hoa: tháng 2-4, mùa quả: tháng 4-6.

Tác dụng chữa bệnh của thạch hộc tía
Thạch hộc có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch
Thạch hộc rỉ sắt có công năng tư âm dưỡng huyết “Dược tính luận”. Đời nhà Thanh của Trung Quốc ghi nhận, Thạch hộc rỉ sắt bổ thận, tích tinh, dưỡng vị âm, dưỡng khí lực. Với hàm lượng polysaccarit phong phú có công năng tăng cường miễn dịch. Nghiên cứu về dược lý hiện đại cho biết, Thạch hộc rỉ sắt có tác dụng nâng cao năng lực ứng thích, có tác dụng tốt về chống mệt mỏi và chống chịu ngạt oxy.
Thạch hộc giúp hộ gan lợi mật
Thạch hộc rỉ sắt có tác dụng lợi mật. xưa nay giới y học đều cho rằng, Thạch hộc rỉ sắt có tác dụng tư dưỡng can âm, là dược thảo tốt điều trị các bệnh gan, mật, chữa trị viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.
Tác dụng của thạch hộc kháng phong thấp
Vào tuổi trung niên sức khỏe bắt đầu suy giảm, công năng xương cốt thoái hóa, Thạch hộc có khả năng tư dưỡng âm dịch, bôi trơn các khớp, giúp cho gân cốt khỏe, khớp nối thanh thoát, có hiệu quả tăng cường kháng phong thấp.
Thạch hộc có tác dụng giảm đường huyết, mỡ máu
Thạch hộc tía dưỡng âm thanh nhiệt, thuận táo, là thảo dược chuyên dụng để điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho biết Thạch hộc không những có hoạt tính tăng cường Insulin, đồng thời có khả năng giảm đường huyết giúp cho máu hoạt động bình thường, xúc tiến tuần hoàn, giãn huyết quản, giảm cholesterol và triglyceride.
Chữa ho bằng bài thuốc từ thạch hộc tía:
Để trị ho bằng bài thuốc từ thạch hộc tía, bệnh nhân cần chuẩn bị: 6g thạch hộc, 4g mạch môn, 4g tỳ bà diệp, 4g trần bì. Tương tự như bài thuốc trên, với bài thuốc này, bạn cũng đem chúng đi sắc lên cùng với khoảng 300ml nước. Đun cho đến khi thấy nước cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chia lượng thuốc còn lại thành 3 lần uống, dùng hết trong ngày. Thực hiện thường xuyên để mang đến hiệu quả như mong muốn.
Thạch hộc tía có tác dụng kháng u bướu
Thạch hộc tía có khả năng tiêu diệt một số tế bào ác tính của ung thư phối, ung thư buồng trứng, bệnh máu trắng với hoạt tính kháng ung thư tương đối mạnh. Trong lâm sàng sử dụng Thạch hộc tía làm thuốc điều trị bổ sung các bệnh ung thư ác tính, cải thiện tính trạng của người bệnh, giảm nhẹ tác dụng phụ của các liệu pháp xạ trị, hóa trị, tăng sức miễn dịch, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.
Cách dùng thạch hộc tía
Bài thuốc dưỡng khí bổ huyẽt, ích thận cường dương Thành phần: Thạch hộc 6g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 4g, đảng sâm 4g, trích cam thảo 4g, câu kỷ tử 4g, ngưu tất 4g, đỗ trọng 4g, nước 500ml.
Cách dùng: Các vị thuốc đem sắc uống, sắc cạn còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc trên có tác dụng bồi bổ cơ thể, rất tốt cho những người gầy yếu, suy giảm chức năng thận.
Bài thuốc điều trị ho
Thạch hộc 6g, mạch môn 4g, tỳ bà diệp 4g, trần bì 4g, nước 300ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Kỹ thuật ra chai cấy mô:
Dưỡng chai
Chai mô sau khi đưa về vườn, để chai nơi thoáng mát dưới ánh sáng tán xạ cho cây thích nghi môi trương trong khoảng 4-5 ngày (nếu chai bị xồ dập thì cần ra cây ngay)
Ra chai
- Dùng Pank y tế lại dài đưa vào miệng chai rút nhẹ nhàng từ rễ cây rút ra khỏi lớp thạch đưa ra ngoài.
Hoặc có thể tiến hành phá vỡ lớp vỏ chai và lấy trực tiếp cây từ bên trong chai ra, nếu cây lớn trên 5cm thì ta chỉ có thể tiến hành đập chai đi và lấy cây con, tránh làm tổn thương tới bộ rễ.
Ta rửa sạch cả cây và bộ rễ qua nhiều 3 lần nước sạch và hạn chế tối đa làm tổn thương tới bộ rễ, thân, lá.
- Ngâm cây trong dung dịch nước muối pha loãng ( 1 thìa cà phê muối với 6 lít nước trong 5-10 phút).
- Vớt cây ra và để ráo trên rổ/khay.
>>> Vật Tư Trồng Lan – Giá Thể Trồng Lan Dớn Chi Lê.
Trồng cây
Giá thể trồng cây: có thể sử dụng một trong các loại sau đều được( Dớn Chile, Rêu rừng, xơ dừa, vỏ thông băm, bọt đá…). Giá thể phải được làm sạch trước khi trồng bằng cách ngâm thuốc nấm, hoặc ngâm nước vôi trong, hay luộc nước sôi vắt khô.
Chậu trồng: có thể trồng trong cốc mô, khay nhựa, rổ nhựa, chậu nhựa, chụa đất nung có chỗ thoát nước.
Lưu ý: không được bó chặt gốc, tránh nước mưa, tránh sương và tránh ánh nắng trực tiếp trong gia đoạn đầu. Không để giá thể trồng lan kiều tím làm lấp mất gốc lan, ảnh hưởng tới mầm non của cây về sau này.
Xem thêm :
Kỹ thuật trồng lan nuôi cấy mô
Chăm sóc
Hằng ngày tưới nước ( phun sương nhẹ) cho lan vào buổi sáng hoặc chiều muộn tùy độ ẩm của cây.
Sử dụng phân NPK tỷ lệ 30-10-10 hoặc 33-11-11 bón cho lan, có thể sử dụng thêm phân có hàm lượng lân cao. Bón định kỳ 5 ngày 1 lần.
Phun thuốc phòng nấm bệnh định kì 1-2 tuần/lần cho lan để phòng ngừa. Các loại thuốc có thể dùng ( Ridomill/Physal/Dythan M45/ Benkona).
Một số loại phân tham khảo: NPK GROW MORE(MỸ); NPK 21-21-21 (THÁI LAN).
Phạm vi giao hàng
Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Trên đây là những thông tin từ kinh nghiệm cá nhân và trung tâm chúng tôi sưu tầm được.
Chúc quý khách thành công!