Tại sao lại gọi là hoa lan mít
Hoa lan mít là loài lan có thân rũ xuống, lá bự và to như lá mít. Lá của loài lan này khá bầu tròn, xếp đều từ phần gốc cho đến ngọn cây. Đồng thời lá của hoa lan mít có màu xanh đậm vô cùng đặc trưng.
Nhờ đặc điểm lá vô cùng đặc biệt của loài lan này rất giống với lá mít nên người ta gọi nó là lan lá mít. Ở Việt Nam, lan lá mít có rất nhiều loại và được ưa chuộng nhưng nhiều nhất và được ưa chuộng nhất thì có lẽ là vẫn ở khu vực miền Bắc.
Lan lá mít có rất nhiều loài trong đó được ưa chuộng nhất là phi điệp lá mít. Bạn có biết phi điệp lá mít là gì không? Đây cũng là một loại lan trong họ lan lá mít nhưng không phản hoa lan mít nào cũng đẹp. Phi điệp lá mít có hoa 5 cánh nở bung rất đẹp. Dòng lan này có rất nhiều loại và được những người chơi lan ưa chuộng bởi nó đẹp cả về hoa và lá.
Cách nhận biết phi điệp lá mít đơn giản mà chuẩn xác
Hoa lan mít hay phi điệp lá mít là một giống lan đáng chơi bởi vì ngoài vẻ đẹp từ hoa thì bạn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây ở phần thân và lá. Bản lá của lan lá mít phải to như lá mít hoặc gần to bằng. Lá của hoa lan phải to dày, căng bóng, nổi gân rõ ràng là loại lan phi điệp lá mít chuẩn.
Lá của hoa phải tròn đều chạy từ gốc đến ngọn. Hoa lan mít chuẩn có phần lá gốc tròn to nhưng nhỏ dần về đến ngọn nhưng đầu lá vẫn khá bầu tròn còn nếu phần ngọt lá nhọn thì đấy không còn là lan lá mít chuẩn nữa.
Hình ảnh Lá Mít Nhựa Bóng:
Cách trồng và chăm sóc:
Dưỡng chai
Chai mô sau khi đưa về vườn, để chai nơi thoáng mát dưới ánh sáng tán xạ cho cây thích nghi môi trương trong khoảng 4-5 ngày (nếu chai bị xồ dập thì cần ra cây ngay)
Ra chai
- Dùng Pank y tế lại dài đưa vào miệng chai rút nhẹ nhàng từ rễ cây rút ra khỏi lớp thạch đưa ra ngoài.
Hoặc có thể tiến hành phá vỡ lớp vỏ chai và lấy trực tiếp cây từ bên trong chai ra, nếu cây lớn trên 5cm thì ta chỉ có thể tiến hành đập chai đi và lấy cây con, tránh làm tổn thương tới bộ rễ.
Ta rửa sạch cả cây và bộ rễ qua nhiều 3 lần nước sạch và hạn chế tối đa làm tổn thương tới bộ rễ, thân, lá. Nên tiến hành rửa một cách nhanh chóng, trong khoảng 5 phút và hạn chế để cây lâu ở môi trường nước, sẽ làm cho cây dễ bị úng, thối dẩn tới cây bị chết.
- Ngâm cây trong dung dịch nước muối pha loãng ( 1 thìa cà phê muối với 6 lít nước trong 5-10 phút).
- Vớt cây ra và để ráo trên rổ/khay.
Dinh dưỡng cho lan B1-ochid plus
- Có thể pha hỗn hợp thuốc phòng nấm với B1 để ngâm cây trong khoảng 5-10 phút với nồng độ thật loãng ( chỉ bằng 1/2 lần so với khuyến cáo).
- Các thuốc phòng nấm hay sát khuẩn thường sử dụng như Ridomiil, Physal, Dythan M45, Benkona.
- Vớt cây ra rổ để ráo nước.
>>> Vật Tư Trồng Lan – Giá Thể Trồng Lan Dớn Chi Lê.
Trồng cây
Giá thể trồng cây: có thể sử dụng một trong các loại sau đều được( Dớn Chile, Rêu rừng, xơ dừa, vỏ thông băm, bọt đá…). Giá thể phải được làm sạch trước khi trồng bằng cách ngâm thuốc nấm, hoặc ngâm nước vôi trong, hay luộc nước sôi vắt khô.
Chậu trồng: có thể trồng trong cốc mô, khay nhựa, rổ nhựa, chậu nhựa, chụa đất nung có chỗ thoát nước.
Lưu ý: không được bó chặt gốc, tránh nước mưa, tránh sương và tránh ánh nắng trực tiếp trong gia đoạn đầu.
Chăm sóc
Hằng ngày tưới nước ( phun sương nhẹ) cho lan vào buổi sáng hoặc chiều muộn tùy độ ẩm của cây.
Sử dụng phân NPK tỷ lệ 30-10-10 hoặc 33-11-11 bón cho lan, có thể sử dụng thêm phân có hàm lượng lân cao. Bón định kỳ 5 ngày 1 lần.
Phun thuốc phòng nấm bệnh định kì 1-2 tuần/lần cho lan để phòng ngừa. Các loại thuốc có thể dùng ( Ridomill/Physal/Dythan M45/ Benkona).
Một số loại phân tham khảo: NPK GROW MORE(MỸ); NPK 21-21-21 (THÁI LAN).