Ủ Phân Hữu Cơ Đậu Nành, Trứng, Chuối Cho Vườn Lan

Hiện nay việc tận dụng những nguyên liệu từ đời sống để ủ phân hữu cơ bón cho lan đang được nhiều người ưa chuộng và tìm hiểu. Với sự kết hợp đầy đủ, đa dạng về dưỡng chất của đậu nành, trứng và chuối có thể tạo ra dòng phân bón hữu cơ chất lượng cho cây trồng mà không hề tốn kém nhiều chi phí. Vậy cách ủ được phân hữu cơ từ đậu nành, trứng, chuối để đạt hiệu quả cao nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Công dụng của phân hữu cơ đậu, nành, trứng, chuối

Phân hữu cơ đậu nành, trứng, chuối với nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây chai đất, mà ngược lại bổ sung dinh dưỡng và hệ vi sinh vật có lợi giúp đất tơi xốp, cải tạo và tăng độ phì nhiêu của đất. Giải độc cho đất khi bị ng.ộ đ.ộc do bón phân và thuốc hoá học trong thời gian dài hay ng.ộ đ.ộc do phèn, cân bằng độ pH của đất.

Vì trứng rất giàu đạm động vật, đậu nành lại giàu đạm thực vật, chuối giàu kali, khi kết hợp lại sẽ cung cấp một lượng đạm sinh học rất cao, cùng rất nhiều vitamin nhóm B, C, cacbonhydrate, khoáng chất như kali, canxi, magie, natri… và nhiều dưỡng chất trung vi lượng khác. Nhờ chứa đầy đủ, đa dạng nhiều dưỡng chất mà phân hữu cơ đậu nành, trứng, chuối có tác dụng giúp cây sinh trưởng mạnh, bộ rễ phát triển tốt. Hàm lượng kali dễ tiêu trong phân giúp cây cứng cáp, ra nhiều hoa, quả sáng bóng và ngon ngọt, nâng cao năng suất cây trồng.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng cho hoa hồng, hoa lan hay các loại hoa kiểng, giúp bật mầm mạnh, mầm mập, cây sai hoa, ra hoa đồng loạt, hoa to chuẩn phom dáng, màu hoa rực rỡ, hoa lâu tàn và tăng thời gian chơi hoa đáng kể. Ngoài ra, phân hữu cơ đậu nành, trứng, chuối còn giúp cây hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ phân bón, giảm thất thoát chất dinh dưỡng. Từ đó giúp cây khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, giúp cây kháng sâu bệnh, chống chịu với môi trường bất lợi.

Sử dụng phân hữu cơ đậu nành, trứng, chuối còn được xem là phương pháp trồng rau hữu cơ an toàn, hiệu quả. Phân giúp cây rau lớn nhanh vùn vụt, lá dày và xanh mướt mát mắt, giảm lượng nitrat tồn dư trong rau, củ, quả, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Vì là phân hữu cơ 100% nên rất thân thiện với môi trường, đảm bảoo ng an toàn chười trồng cũng như sức khỏe của người sử dụng.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 3kg bột đậu nành, hoặc bạn mua đậu nành nguyên hạt về xay nhuyễn, hay bạn mua 9 lít sữa đậu nành cũng đều được nhé, tùy theo sở thích của bạn.
  • 3kg chuối chín đã được lột vỏ và xay nhuyễn.
  • 12 – 15 quả trứng gà hoặc trứng vịt.
  • 1 lít mật rỉ đường.
  • 1 gói chế phẩm vi sinh Emzeo 200gam.
  • 8 lít nước sạch. Bạn dùng nước máy hay nước mưa đều được.
  • 1 thùng ủ phân bằng nhựa, có nắp đậy kín.
  • 1 vị trí ủ thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nếu có thể, bạn nên chọn một vị trí có nhiệt độ và ẩm độ ổn định trong suốt thời gian ủ.
  • Chế phẩm vi sinh Emzeo sẽ cung cấp một hệ vi sinh vật có lợi, giúp phân giải các chất hữu cơ như protein, lipit… trong đậu nành, trứng, chuối thành chất dinh dưỡng dễ tiêu để cây trồng hấp thụ. Ngoài ra, Emzeo còn có tác dụng khử mùi hôi trong suốt quá trình ủ và sử dụng.

Cách ủ phân hữu cơ trứng, chuối, đậu nành

Bước 1: Đầu tiên bạn cho nước và mật rỉ đường vào thùng chứa rồi khuấy đều cho tan hết. Sau đó bạn cho tiếp 3kg chuối chín đã xay nhuyễn, trứng gà bỏ vỏ và bột đậu nành vào rồi tiếp tục khuấy đều. Cuối cùng, bạn thêm vào 1 gói chế phẩm vi sinh Emzeo 200gam rồi khuấy đều một lần nữa.

Bước 2: Đậy kín thùng rồi ủ phân ở một nới thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Cứ 3 – 5 ngày mở ra đảo trộn một lần rồi đóng kín lại. Ủ phân hữu cơ đậu nành, trứng, chuối trong 2 – 3 tuần là có thể sử dụng được.

Một số lưu ý

Để nâng cao chất lượng phân hữu cơ đậu nành, trứng, chuối hơn nữa bạn có thể thêm vào nguyên liệu để ủ 100gam Humic bột hay 500gam nấm đối kháng Trichoderma. Bên cạnh đó, để thuận tiện bạn có thể thay đổi bột đậu nành thành sữa đậu nành với tỷ lệ 1kg bột đậu nành = 3 lít sữa đậu nành. Phân ủ thành công thường có mùi thơm lên men hoặc mùi chua nhẹ nếu để lâu hơn. Sau khi ủ xong có thể sử dụng ngay hoặc sang ra các chai nhỏ, vặn kín chai để bảo quản và dùng dần dần.

Cách sử dụng phân hữu cơ đậu nành, trứng, chuối

Sau khi ủ 2 – 3 tuần thì phân hữu cơ đậu nành, trứng, chuối có thể sử dụng được. Pha phân với nước sạch để phun, tưới cho cây trồng theo tỷ lệ sau.

  • Đối với hoa hồng, bạn pha 1 lít phân với 40 lít nước sạch.
  • Với hoa lan, 1 lít phân với 30 lít nước sạch.
  • Sử dụng cho rau màu, pha 1 lít phân với 80 lít nước sạch.

Để cải tạo đất hay tưới gốc cho cây trồng: 1 lít pha với 100 lít nước sạch.

Nên phun tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun định kỳ 1 lần/ tuần, khi phun tưới bạn có thể kết hợp cùng đạm cá, nấm trichoderma hay các loại phân sinh học khác để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà cây cần.

Đây là cách ủ phân hữu cơ đậu nành, trứng, chuối bạn có thể áp dụng cho vườn lan nhà mình ngay hôm nay. Chúc bạn áp dụng và ủ phân thành công để sử dụng cho khu vườn yêu dấu của mình.

Tại sao nên chọn lan giống tại Trung tâm chúng tôi?

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

Thông tin địa chỉ mua hàng

TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Website: https://gionghoalan.net/ | https://vattulan.net/

Fanpage: https://www.facebook.com/gionglancaymo

Hotline: 0967 614 066

Phạm vi giao hàng:

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Xem thêm bài viết:

>>> Một Số Lưu Ý Khi Chăm Sóc Hoa Lan

>>> Kinh Nghiệm Kích Hoa Dòng Lan Kiếm

>>> Tìm Hiểu Về Lan Hoàng Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *