Trong số các loại lan rừng đa dạng, mỗi loại đều mang một nét đẹp riêng khác nhau thì lan ngọc điểm hay lan đai châu được mọi người ưa chuộng nhất. Nó không những có dáng cây đẹp cộng thêm hoa nở thành chùm cực ấn tượng mà loại lan này còn ra hoa vào đúng dịp tết vì vậy nhiều nơi gọi đây là loài lan nghinh xuân.
Đặc điểm của lan ngọc điểm rừng
Lan ngọc điểm còn biết đến với tên khoa học là Rhynchostylis gigantea. Một trong những loài lan rừng được trồng phổ biến hiện nay và được giới chơi lan hết mực săn đón. Ngoài ra cây còn được biết đến nhiều tên gọi khác nhau như lan nghinh xuân, lan lưỡi bò, lan đuôi rồng lớn, lan tai trâu, lan Đai Châu..

Lý do loại lan này được trồng phổ biến tại vùng cao ở Việt Nam như Nam Trung Bộ hay trồng nhiều tại nước ngoài như Campuchia, Lào…bởi khả năng chống chịu bệnh tật của nó rất cao. Được đánh giá cao bởi ưu điểm khả năng chống chọi với hầu hết các loại sâu bệnh. Vì thế đây là loài lan rừng rất dễ trồng.
Nhận biết lan ngọc điểm rừng và đai châu Thái
Cây lan ngọc điểm rừng cho hoa màu trắng điểm thêm những chấm tím đỏ, dáng cây khá lớn với những chùm hoa dài và cong khoảng 20 phân, chùm hoa to ngang khoảng 3 phân, tỏa ra hương thơm ngát và có thể chơi hoa lan hàng tháng trời mới tàn. Lan ngọc điểm nở hoa vào dịp Xuân Tết Nguyên Đán đặc biệt nên nó còn được ưu ái gọi với tên hoa Nghinh Xuân. Loại cây này mọc phổ biến trên cả nước vì vậy chúng ta có thể chiêm ngưỡng giống lan rừng đẹp mê mẩn này suốt từ Nam chí Bắc.

Lá cây dạng to bản mọng nước và cực kỳ dày có sọc dọc theo gân lá, đầu lá thường tù, không nhọn và chia thành 2 thùy, hoa lan có 4 màu: đỏ khoang trắng và đỏ thẫm, hồng chấm tím, màu cam, trắng tuyền. Lan đai châu có rễ cực to và bám chặt vào giá thể để hút nước. Rễ thường có màu tím nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng hoặc mang màu xanh nhạt nếu sống trong điều kiện thiếu nắng.
Lan Đai Châu có 2 loại là đai châu rừng và đai châu Thái được ra đời bằng phương pháp công nghiệp nuôi cấy mô. Về cách phân biệt hai loại lan ngọc điểm này như sau

– Về lá cây: Lan đai châu Thái trồng trong môi trường độ ẩm và nhiệt độ kiểm soát nên nó phát triển cực nhanh mà lá cây xanh mướt mà không bị xước xát gì. Đai châu Thái có lá ngắn, bản to và xếp khít nhau.
Trong khi lan ngọc điểm rừng thì có lá dài, bản nhỏ, sáng màu do tiếp xúc với nhiều ánh nắng, lá xếp thưa hơn và ít đẹp hơn đai châu Thái vì có nhiều vết xước do khai thác và vận chuyển. Vì vậy đai châu rừng khi mới về thường xấu hơn.
– Về mặt hoa: Đai châu rừng cho hoa chỉ có một màu trắng đốm tím thôi, lượng chấm tím cũng ít. Ngược lại đai châu Thái lại cho hoa cực kỳ đa dạng về màu sắc, hương thơm.

– Hoa nào thơm hơn? Nhiều người nói lan rừng thơm hơn tuy nhiên trên thực tế hai loại lan ngọc điểm này đều có hương thơm đặc trưng riêng, đôi lúc châu rừng lại không đậm mùi như châu Thái.
Xem thêm: Lan Ngọc Điểm Đai Châu, Đuôi Cáo, Đuôi Chồn, Sóc Lào, Sóc Ta – Cách Phân Biệt
Xem thêm: Kỹ Thuật Mới Trồng Lan Ngọc Điểm