Lan Đai Châu là một loài lan tuyệt vời. Loài hoa này không chỉ tô vẽ thêm vẻ đẹp cho khu vườn của bạn mà còn mang trong mình rất nhiều ý nghĩa. Và cách trồng lan đai châu cũng như chăm sóc giống lan này không hề khó như mọi người nghĩ. Hôm này, hãy cùng Vật tư hoa lan tìm hiểu về cách trồng loài hoa tuyệt vời này nhé!
Nguồn gốc của lan đai châu
Lan đai châu có tên khoa học là Rynchostylis gigantea hay còn được biết đến với lên gọi khác là lan ngọc điểm. Đây là loài lan có nguồn gốc ở Châu Á, chúng thường thấy mọc ở Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Tại Việt Nam, lan đai châu là một loại lan rừng thường phân bố ở các vùng núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, giáp biên giới hai nước bạn là Lào và Campuchia.
Nhờ hương thơm vô cùng quyến rũ cùng với vẻ đẹp rất rực rỡ nên lan đai châu này đã được trồng ở khắp nơi làm trang trí sân vườn, lan can, hiên nhà, quán café hay biệt thự nhà vườn.
Hình ảnh mặt hoa lan Đai châu nổi bật chúng tôi sưu tầm được từ nhà vườn, quý khách hàng:
>>> Xem thêm:
Kỹ thuật trồng lan đai châu đơn giản nhất.
Kỹ thuật ra chai mô
Dưỡng chai
Chai mô sau khi đưa về vườn, để chai nơi thoáng mát dưới ánh sáng tán xạ cho cây thích nghi môi trương trong khoảng 4-5 ngày (nếu chai bị xồ dập thì cần ra cây ngay)
Ra chai
- Dùng Pank y tế lại dài đưa vào miệng chai rút nhẹ nhàng từ rễ cây rút ra khỏi lớp thạch đưa ra ngoài.
Hoặc có thể tiến hành phá vỡ lớp vỏ chai và lấy trực tiếp cây từ bên trong chai ra, nếu cây lớn trên 5cm thì ta chỉ có thể tiến hành đập chai đi và lấy cây con, tránh làm tổn thương tới bộ rễ.
Ta rửa sạch cả cây và bộ rễ qua nhiều 3 lần nước sạch và hạn chế tối đa làm tổn thương tới bộ rễ, thân, lá.
- Ngâm cây trong dung dịch nước muối pha loãng ( 1 thìa cà phê muối với 6 lít nước trong 5-10 phút).
- Vớt cây ra và để ráo trên rổ/khay.
>>> Vật Tư Trồng Lan – Giá Thể Trồng Lan Dớn Chi Lê.
Trồng cây
Giá thể trồng cây: có thể sử dụng một trong các loại sau đều được( Dớn Chile, Rêu rừng, xơ dừa, vỏ thông băm, bọt đá…). Giá thể phải được làm sạch trước khi trồng bằng cách ngâm thuốc nấm, hoặc ngâm nước vôi trong, hay luộc nước sôi vắt khô.
Chậu trồng: có thể trồng trong cốc mô, khay nhựa, rổ nhựa, chậu nhựa, chụa đất nung có chỗ thoát nước.
Lưu ý: không được bó chặt gốc, tránh nước mưa, tránh sương và tránh ánh nắng trực tiếp trong gia đoạn đầu.
Chăm sóc
Hằng ngày tưới nước ( phun sương nhẹ) cho lan vào buổi sáng hoặc chiều muộn tùy độ ẩm của cây.
Sử dụng phân NPK tỷ lệ 30-10-10 hoặc 33-11-11 bón cho lan, có thể sử dụng thêm phân có hàm lượng lân cao. Bón định kỳ 5 ngày 1 lần.
Phun thuốc phòng nấm bệnh định kì 1-2 tuần/lần cho lan để phòng ngừa. Các loại thuốc có thể dùng ( Ridomill/Physal/Dythan M45/ Benkona).
Một số loại phân tham khảo: NPK GROW MORE(MỸ); NPK 21-21-21 (THÁI LAN).
Kỹ thuật ghép lan đai châu
Thú chơi của nhiều người là trồng lan đai châu trên một giá thể gỗ hoặc trồng trong đó để phơi rễ ra ngoài. Nhưng đối với cách trồng cách này cần phải giữ cho giá thể có ẩm độ thật cao và mùa hè phải tưới từ 1 đến 2 lần/ngày, đặc biệt là vào những ngày nóng hoặc khô hanh.
Thông thường,chúng ta thường được nhìn thấy hoa lan đai châu được ghép vào các khúc gỗ (gỗ cây, gỗ lứa,….có hình dáng đẹp).
Đối với khúc gỗ nhỏ vừa phải có thể treo trên giàn lan, vừa có thể treo trong nhà hoặc ngoài hiên, còn với những khúc gỗ to thường được đặt trong chậu và đổ xi măng chết ở gốc cho vững chắc. Nhưng để có một chậu lan đẹp vẫn phụ thuộc vào cách trồng lan đai châu rừng của từng người.Để có chậu hoa đẹp thì kỹ thuật trồng lan đai châu phải đạt được tiêu chuẩn là cây ghép phải có hình dáng đẹp, mang phong cách cổ thụ.
Hoa lan đai châu cũng có thể trồng trong chậu đất nung hoặc bất cứ loại chậu nào cũng được miễn là chắc chắn, với giá thể là than củi, vỏ thông hoặc trồng trong chậu làm bằng nhựa với than củi trộn với dớn cọng phải thật nhỏ.
Nếu ghép gỗ thì bạn nên lựa chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc vú sữa là tốt nhất để cho cây phát triển. Dù trồng lan đai châu rừng theo hình thức nào đi chăng nữa thì người trồng vẫn phải đảm bảo được tính cân đối hài hòa và thuận tiện cho sự phát triển của cây lan.
