Nguồn gốc của Giả hạc Di Linh trắng lai
Đúng với tên gọi của nó Giả Hạc Di Linh có xuất xứ từ vùng Di Linh của tỉnh Lâm Đồng. Do đặc điểm khí hậu của vùng cao nguyên này mà phong lan Giả Hạc Di Linh thường nở vào mùa xuân, có thể vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.
Đặc điểm của Giả hạc Di Linh trắng lai:
Đặc điểm thân, lá
Đốt của cây Giả Hạc Trắng Di Linh ngắn hơn, rụt hơn so với đa phần các cây giả hạc bình thường, lá tròn hơn, thậm chí chăm đạt có thể lá hơi tròn như lá mít. Thân nù lá khá dày. Trên những đốt của cây trưởng thành có những đường gân màu trắng chạy đều. Thông thường thân sẽ có màu xanh vàng sáng và không có một đốm tím nào.
Đặc điểm về hoa
Từ cánh tới lưỡi và mũi của hoa mang màu trắng tinh khôi không có tỳ vết. Năm cánh dày, sáp, rất cân đối, hài hòa, bay. Lưỡi ống rất đẹp với những đường cong mềm mại và cân đều mẩy như người thiếu nữ 18. Viền môi hoa là 2 đường cong tuyệt mỹ và không hề bị nhăn. Hương hoa thơm nhẹ nhàng, vô cùng dễ chịu.
.
Phi điệp Trắng Di Linh thường cho hoa vào dịp tết nguyên đán ở nơi khí hậu Tây Nguyên. Khi chuyển cây đi các vùng khác cây cũng có thể nở vào mùa xuân thậm chí nở đúng tết nguyên đán nếu có chế độ chăm sóc phù hợp.
Đây cũng chính là điểm đặc biệt làm nên giá trị cho cây lan phi điệp này. Vì đa phần các cây phi điệp thông thường rất hiếm khi nở tự nhiên vào mùa xuân.
Kỹ thuật ra chai mô:
Dưỡng chai
Chai mô sau khi đưa về vườn, để chai nơi thoáng mát dưới ánh sáng tán xạ cho cây thích nghi môi trương trong khoảng 4-5 ngày (nếu chai bị xồ dập thì cần ra cây ngay)
Ra chai
- Dùng Pank y tế lại dài đưa vào miệng chai rút nhẹ nhàng từ rễ cây rút ra khỏi lớp thạch đưa ra ngoài.
Hoặc có thể tiến hành phá vỡ lớp vỏ chai và lấy trực tiếp cây từ bên trong chai ra, nếu cây lớn trên 5cm thì ta chỉ có thể tiến hành đập chai đi và lấy cây con, tránh làm tổn thương tới bộ rễ.
Ta rửa sạch cả cây và bộ rễ qua nhiều 3 lần nước sạch và hạn chế tối đa làm tổn thương tới bộ rễ, thân, lá.
- Ngâm cây trong dung dịch nước muối pha loãng ( 1 thìa cà phê muối với 6 lít nước trong 5-10 phút).
- Vớt cây ra và để ráo trên rổ/khay.
>>> Vật Tư Trồng Lan – Giá Thể Trồng Lan Dớn Chi Lê.
Trồng cây
Giá thể trồng cây: có thể sử dụng một trong các loại sau đều được( Dớn Chile, Rêu rừng, xơ dừa, vỏ thông băm, bọt đá…). Giá thể phải được làm sạch trước khi trồng bằng cách ngâm thuốc nấm, hoặc ngâm nước vôi trong, hay luộc nước sôi vắt khô.
Chậu trồng: có thể trồng trong cốc mô, khay nhựa, rổ nhựa, chậu nhựa, chụa đất nung có chỗ thoát nước.
Lưu ý: không được bó chặt gốc, tránh nước mưa, tránh sương và tránh ánh nắng trực tiếp trong gia đoạn đầu.
Xem thêm : Kỹ thuật trồng lan nuôi cấy mô
Kỹ thuật chăm sóc giả hạc di linh:
Ánh sáng
Khi cây mới ra hoa và đang phát triển cây non thì không để giàn lan của mình tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp vì như thế sẽ làm cháy lá non, quá trình phát triển bị chậm lại. Mặc dù Giả Hạc Di Linh là loài lan ưa nắng nhưng cũng chỉ nên cho chúng tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời nhất trong khoảng thời gian gần ra hoa. Các vườn lan gia đình có thể sử dụng lưới che nắng với tỷ lệ 40/60 để trồng.
Nhiệt Độ
Như đã nói ở trên Giả Hạc Di Linh chịu nóng và chịu lạnh rất tốt. Vào mùa nóng cây có thể chịu được nhiệt độ lên đến 38 độ C, còn vào mùa lạnh có thể chịu được nhiệt độ xuỗng đến mức 3,3 độ C.
Độ ẩm
Khi thiết kế bạn phải bảo đảm vườn lan luôn thông thoáng và có ẩm độ từ 60 – 70% để cây có thể phát triển tốt, đặc biệt là khi cây còn non và trong thời gian ra nụ. Nếu thiết kế vườn không hợp lý thì cây con sẽ teo dần và chết, đến mùa cũng có rất ít hoa.
Tưới nước
Vào mùa hè cây nên được tưới nước 2 – 4 lần/tuần. Vào mùa thu thì người trồng nên quan sát, nếu thấy cây tăng trưởng chậm thì giảm tần suất tưới xuống 1 lần/1 tuần để cây không bị thiếu nước và tẹo lại. Vào mùa đông là thời điểm cây chuẩn bị ra nụ, nếu thấy độ ẩm thấp bạn nên kết hợp với tưới phun sương 2 lần/tháng để cây bung nụ và ra được nhiều hoa nhất.