Phi Điệp lưỡi bệt là gì?
“BỆT” là một cụm từ mô tả cái lưỡi của một bông hoa lan nó thuần khiết một màu. Màu ở đây không phải màu trắng hay xanh vàng – trắng xanh vàng thì gọi là TRƠN. Từ BỆT bắt đầu từ cây địa lan mạc xuân. Sau đó được mô tả và tìm kiếm trên dòng lan khác. Khi mà giả hạc Phi Điệp được ưa chuộng nên càng được quan tâm. Như ta biết cây Phi Điệp còn có tên khác là lưỡng điểm hạc.
Cái tên chỉ ra rằng trên lưỡi nó có 2 cái điểm hay gọi là mắt song song và tương đương nhau. Cho nên việc TRƠN (có thể tham khảo cây bích quyết) hay BỆT (có thể tham khảo cây huyền diệu) là dạng biến dị làm mất đi đôi mắt của bông. Nói cụ thể hơn thì Bệt trong bông phi điệp là một dạng biến dị làm mất đi đôi mắt của bông. “BỆT” là nói đến sự đồng nhất giữa mắt bông, thùy và lưỡi bông. Mắt bông, thùy và lưỡi bông hòa quyện thành một màu, gọi chung là lưỡi hoa.
Ở đây điểm nhấn của bông hoa chính là tâm bông. Hoa bệt hoàn hảo có thể ví như đôi uyên ương đang đắm chìm trong hạnh phúc. Hòa quyện vào nhau mắt liền mắt môi liền môi vậy. Một bông hoa phi điệp lưỡi bệt hoàn hảo là khi nhìn vào tâm bông ta chỉ thấy một màu thống nhất.
Phi điệp lưỡi bệt và những điều bạn cần biết!
Lan Giả hạc Bệt Ma Bó là gì?
Bệt Ma Bó là tên gọi đặc trưng cho hoa lan vùng Ma Bó của tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây sản sinh ra rất nhiều mặt hoa phi điệp đẹp xuất sắc và Bệt Ma Bó là một trong những mặt hoa đẹp đó.
Đặc điểm:
- Thuộc giống lan thân dòng, ra hoa khi giả hành rụng hết lá.
- Giả hạc Bệt Ma Bó có hương thơm quyến rũ nhưng vô cùng dễ chịu, hoa có thể chơi được 7-10 ngày tùy điều kiện khí hậu mỗi nơi.
- Dễ trồng , sai hoa và đem lại giá trị kinh tế lớn.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giả hạc Bệt Ma Bó

Kỹ thuật ra chai cấy mô:
Dưỡng chai
Chai mô sau khi đưa về vườn, để chai nơi thoáng mát dưới ánh sáng tán xạ cho cây thích nghi môi trương trong khoảng 4-5 ngày (nếu chai bị xồ dập thì cần ra cây ngay)
Ra chai
- Dùng Pank y tế lại dài đưa vào miệng chai rút nhẹ nhàng từ rễ cây rút ra khỏi lớp thạch đưa ra ngoài.
Hoặc có thể tiến hành phá vỡ lớp vỏ chai và lấy trực tiếp cây từ bên trong chai ra, nếu cây lớn trên 5cm thì ta chỉ có thể tiến hành đập chai đi và lấy cây con, tránh làm tổn thương tới bộ rễ.
Ta rửa sạch cả cây và bộ rễ qua nhiều 3 lần nước sạch và hạn chế tối đa làm tổn thương tới bộ rễ, thân, lá.
- Ngâm cây trong dung dịch nước muối pha loãng ( 1 thìa cà phê muối với 6 lít nước trong 5-10 phút).
- Vớt cây ra và để ráo trên rổ/khay.
>>> Vật Tư Trồng Lan – Giá Thể Trồng Lan Dớn Chi Lê.
Trồng cây
Giá thể trồng cây: có thể sử dụng một trong các loại sau đều được( Dớn Chile, Rêu rừng, xơ dừa, vỏ thông băm, bọt đá…). Giá thể phải được làm sạch trước khi trồng bằng cách ngâm thuốc nấm, hoặc ngâm nước vôi trong, hay luộc nước sôi vắt khô.
Chậu trồng: có thể trồng trong cốc mô, khay nhựa, rổ nhựa, chậu nhựa, chụa đất nung có chỗ thoát nước.
Lưu ý: không được bó chặt gốc, tránh nước mưa, tránh sương và tránh ánh nắng trực tiếp trong gia đoạn đầu. Không để giá thể trồng lan kiều tím làm lấp mất gốc lan, ảnh hưởng tới mầm non của cây về sau này.
Kỹ thuật trồng lan nuôi cấy mô
Trồng Lan Kiều Chuẩn Bạn Cần Biết
Chăm sóc
Hằng ngày tưới nước ( phun sương nhẹ) cho lan vào buổi sáng hoặc chiều muộn tùy độ ẩm của cây.
Sử dụng phân NPK tỷ lệ 30-10-10 hoặc 33-11-11 bón cho lan, có thể sử dụng thêm phân có hàm lượng lân cao. Bón định kỳ 5 ngày 1 lần.
Phun thuốc phòng nấm bệnh định kì 1-2 tuần/lần cho lan để phòng ngừa. Các loại thuốc có thể dùng ( Ridomill/Physal/Dythan M45/ Benkona).
Một số loại phân tham khảo: NPK GROW MORE(MỸ); NPK 21-21-21 (THÁI LAN).
Với niềm đam mê và tình yêu mãnh liệt đối với hoa lan, các bạn chần chờ gì mà không sở hữu ngay siêu phẩm này cho mình ạ!
Chúc các bạn thành công !