Bạn Đã Biết Lan Tóc Tiên Tự Thụ Phấn

Giống lan này có đặc điểm là chúng là loại cây có hoa duy nhất được biết tới mà có thể tự thụ phấn chứ không cần nhờ đến sự giúp sức của côn trùng như các loại hoa khác.

Giống lan này có đặc điểm là chúng là loại cây có hoa duy nhất được biết tới mà có thể tự thụ phấn chứ không cần nhờ đến sự giúp sức của côn trùng như các loại hoa khác.  Hoa lan tóc tiên  Hoa lan Holcoglossum amesianum (Lan tóc tiên) là một loài thực vật có hoa trong chi Holcoglossum, họ Lan. Đối với những người yêu phong lan thì cái tên tóc tiên đã không còn xa lạ, nó là loài có kích thước trung bình và phổ biến ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á.  Rất nhiều bông hoa phải dựa vào côn trùng hoặc chim để sinh sản, theo đó chúng gây hấp dẫn bằng một mùi hương ngọt ngào hay phấn hoa ngon lành. Những con côn trùng đói ăn sẽ quệt phấn hoa từ cơ quan sinh sản đực (bao phấn) của cây này và chuyển sang cơ quan sinh sản cái (nhuỵ) của bông khác. Gió cũng giúp quá trình này xảy ra.  Nhưng loài phong lan Holcoglossum amesianum không cần tới hoạt động tính dục thông thường như các loài hoa khác mà tự nó thực hiện một điệu nhảy lắt léo 360 độ để tự thụ phấn cho mình.  Holcoglossum-amesianum  Trước tiên, chiếc nắp của bao phấn bật lên, làm lộ ra 2 khối phấn gắn với một cuống mềm. Cuống này sẽ vươn lên và uốn mình vượt qua rìa của cựa hoa – bộ phận ngăn cơ quan sinh sản đực và cái của bông hoa. Tiếp đến, nó cong mình đi vào khoang nhuỵ hoa và thả phấn hoa vào đó.  Trong khi hầu hết các loài hoa thụ phấn với bông hoa khác, loài phong lan này độc đáo ở chỗ thụ phấn với chính mình. Hành vi tự thụ phấn này có tỷ lệ thành công 50%.  Holcoglossum_amesianumHolcoglossum amesianum  Trong số gần 2.000 cây phong lan H. amesianum mà các nhà khoa học quan sát ở Simao, Trung Quốc, tất cả đều sử dụng chiến thuật tự thụ phấn như vậy.  Phương pháp này ra đời trong trình trạng gió quá nhẹ và côn trùng thì không có, đã bổ sung thêm sự đa dạng cho cơ chế sinh sản ở thế giới hoa chứ không phải loài hoa lan này không biết cách quyến rũ côn trùng đến thụ phấn hộ.  Theo Livescience.  Holcoglossumamesianum  Tên Việt Nam: Lan tóc tiên Đà Lạt  Tên Latin: Holcoglossum amesianum  Đồng danh: Holcoglossum amesianum (Rchb.f.) Christenson, Vanda amesiana Rchb. F  Mô tả:  Lan sống phụ sinh, thân ngắn mập. Lá hình giải hẹp, nhọn, cứng dài 20cm. Cụm hoa chùm thẳng, dài 20 – 60cm, cuống chung có đốm nâu đỏ. Hoa lớn, màu trắng, cánh môi đỏ tím có sọc tím ở giữa, thùy bên màu trắng.  Phân bố:  Cây mọc ở Đà Lạt (Lâm Đồng), và phân bố ở Lào, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc.
Lan tóc tiên

Hoa lan Holcoglossum amesianum (Lan tóc tiên) là một loài thực vật có hoa trong chi Holcoglossum, họ Lan. Đối với những người yêu phong lan thì cái tên tóc tiên đã không còn xa lạ, nó là loài có kích thước trung bình và phổ biến ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á.

Rất nhiều bông hoa phải dựa vào côn trùng hoặc chim để sinh sản, theo đó chúng gây hấp dẫn bằng một mùi hương ngọt ngào hay phấn hoa ngon lành. Những con côn trùng đói ăn sẽ quệt phấn hoa từ cơ quan sinh sản đực (bao phấn) của cây này và chuyển sang cơ quan sinh sản cái (nhuỵ) của bông khác. Gió cũng giúp quá trình này xảy ra.

Nhưng loài phong lan Holcoglossum amesianum không cần tới hoạt động tính dục thông thường như các loài hoa khác mà tự nó thực hiện một điệu nhảy lắt léo 360 độ để tự thụ phấn cho mình.

phong lan này độc đáo ở chỗ thụ phấn với chính mình

Trước tiên, chiếc nắp của bao phấn bật lên, làm lộ ra 2 khối phấn gắn với một cuống mềm. Cuống này sẽ vươn lên và uốn mình vượt qua rìa của cựa hoa – bộ phận ngăn cơ quan sinh sản đực và cái của bông hoa. Tiếp đến, nó cong mình đi vào khoang nhuỵ hoa và thả phấn hoa vào đó.

Trong khi hầu hết các loài hoa thụ phấn với bông hoa khác, loài phong lan này độc đáo ở chỗ thụ phấn với chính mình. Hành vi tự thụ phấn này có tỷ lệ thành công 50%.

Phong lan tự thụ phấn
phong lan H. amesianum

Trong số gần 2.000 cây phong lan H. amesianum mà các nhà khoa học quan sát ở Simao, Trung Quốc, tất cả đều sử dụng chiến thuật tự thụ phấn như vậy.

Phương pháp này ra đời trong trình trạng gió quá nhẹ và côn trùng thì không có, đã bổ sung thêm sự đa dạng cho cơ chế sinh sản ở thế giới hoa chứ không phải loài hoa lan này không biết cách quyến rũ côn trùng đến thụ phấn hộ.

Lan tóc tiên Đà Lạt

Tên Việt Nam: Lan tóc tiên Đà Lạt

Tên Latin: Holcoglossum amesianum

Đồng danh: Holcoglossum amesianum (Rchb.f.) Christenson, Vanda amesiana Rchb. F

Mô tả:

Lan sống phụ sinh, thân ngắn mập. Lá hình giải hẹp, nhọn, cứng dài 20cm. Cụm hoa chùm thẳng, dài 20 – 60cm, cuống chung có đốm nâu đỏ. Hoa lớn, màu trắng, cánh môi đỏ tím có sọc tím ở giữa, thùy bên màu trắng.

Phân bố:

Cây mọc ở Đà Lạt (Lâm Đồng), và phân bố ở Lào, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *