Tìm Hiểu Các Tác Nhân Gây Bệnh Bệnh Đốm Đen Trên Hoa Lan

Bệnh đốm đen trên cây lan là bệnh thường gặp do một số loại nấm bệnh gây ra, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, làm giảm khả năng sinh trưởng của cây, nếu cây bị nặng sẽ làm cho cây bị khô héo dẩn tới cây có thể bị chết.

Bệnh đốm lá nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nấm và thời gian đầu thương xuất hiện những điểm nhấn nhỏ, nếu không để ý kỹ thì sẽ rất khó phát hiện ra được, sau một thời gian những vết lớn dần lên và chuyển thành màu vàng hay tím. Khi chúng ta tìm được những nguyên nhân dẩn tới cây bị đốm lá thì sẽ có những cách khắc phục rất hiệu quả. Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dẩn tới bệnh đốm lá trên cây lan nhé.

Bệnh đốm lá cây lan do Cercospora gây ra

Có thể đánh giá rằng đây là một loại nấm rất phổ biến hiên nay thường xuất hiện bên dưới mặt lá và nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khá nặng nề cho cây lan. Ban đầu sẽ là những đốm đen nhỏ sau đó lan dầu và chuyển thành màu vàng- xanh trên bề mặt của lá. Khi cây bị nhiễm nấm thì lá sẽ rụng sớm và không kiểm soát được bệnh nấm sẽ lan ra cả cây và làm cho cây yếu dần.

1. Triệu chứng bệnh đốm lá lan

Bệnh đốm lá lan thường xuất hiện trên lá. Vết bệnh phân bố đều cả hai mặt lá, triệu chứng ban đầu là những chấm tròn màu nâu xám hay vàng nâu, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Mặt dưới lá có những đốm đen nhỏ li ti. Khi cây bệnh nặng lá có màu vàng và dễ bị rụng.

Triệu chứng bệnh đốm đen lá lan

2. Tác nhân gây bệnh

– Bệnh đốm lá trên lan do nấm Cercospora sp. gây hại.

– Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh

  • Bệnh thường phát sinh ở những vườn lan có độ ẩm cao và phát triển vào mùa mưa.
  • Đặc biệt đối với những vườn thiếu dinh dưỡng và chăm sóc kém bệnh gây hại nặng, lá vàng và dễ rụng.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá lan do nấm Cercospora

– Dọn vệ sinh vườn tược, thu gom toàn bộ tàn dư thực vật và đem ra xa để chôn hoặc đốt.

– Phun thuốc phòng bệnh khi mới ra cây (cây còn nhỏ, chưa xuất hiện triệu chứng bệnh).

– Đối với cây bệnh nhẹ: cắt tỉa phần vết bệnh trên lá sau đó bôi thuốc trị nấm.

– Khi phun thuốc trị bệnh phải phun đều hai mặt lá và ngay sau đó (khoảng 01 giờ đồng hồ) phải bổ sung phân bón lá hoặc phân vi lượng.

– Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật sau: Rydomyl Gold 68 WP, Dipomate 80 WP, Carbenzim 500 FL, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate…

* Lưu ý: Phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách.

Bệnh đốm lá do Guignardia

Nấm Guignardia rất dễ phát hiện, ban đầu sẽ xuất hiện với những đốm rất giống như màu đen, nhưng thường là màu tím đậm, tổn thương kéo dài ở cả 2 mặt của lá. Và thường chạy song song với các đường gân lá thành những vệt dài.

Khi lá cây bị tổn thương do nấm Guignardia gây ra sẽ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của cây, làm cho cây chậm phát triển, bộ lá của cây không còn quảng hợp tốt như trước

Bệnh đốm lá do Phyllosticta

Đối với dòng nấm Phyllosticta thường bắt đầu ở trên lá hoặc giả hành với các phần bị tổn thương rất nhỏ, đặc biệt khi lá bị tổn thương do bị rách hay bị chà sát sẽ thường gây nên những tổn thương cho lá với những đốm màu vàng và hơi lõm.

Sau một thời gian khi bệnh nặng và lan ra khắp cây, sẽ dẩn tới cây bị rụng lá sớm và đây cũng xem là nguyên nhân chính dẩn tới cây lan nhà bạn đang bị thiếu nắng nên nấm Phyllosticta mới phát triển nhanh như vậy.

Bệnh đốm lá do nấm Septoria

1. Tác nhân gây bệnh

Đối với dòng nấm này thì những triệu trứng xuất hiện ở cả 2 mặt lá và bị tổn thương màu vàng và phát triển khá nhanh, khi các vết thương chuyển dần sang màu đen thì lúc này lá thường sẽ bị rụng và làm cho cây chậm phát triển.

2. Phòng ngừa bệnh đốm lá lan do nấm Septoria

– Làm thông thoáng giàn để không khí chuyển động. Hạn chế nước đọng trên lá.

– Phun thuốc phòng bệnh hàng tháng.

– Treo căn hướng Đông Tây giúp lan nhận đủ ánh sáng và ánh nắng.

Thuốc đặc trị:

Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl)

Hoặc thuốc Daconil 75WP hoặc Daconil 500SC (Hoạt chất Chlorothalonil).

Nên pha chung với thuốc có hoạt chất Carbendazim để trị bệnh triệt để hơn và làm phổ phòng diệt bệnh rộng hơn

Biện pháp chung phòng trừ bệnh đốm đen lá lan

– Bệnh đốm đen trên lá phong lan là một bệnh thường gặp nhất là vào thời điểm mưa nhiều độ ẩm cao như hiện nay. Nhưng nếu áp dụng những biện pháp phòng bệnh đốm đen trên lá phong lan cơ bản sau đây bạn đã có thể có một cây phong lan đẹp và khỏe mạnh.

– Đầu tiên là quan trọng để giữ lan khỏe mạnh là thiết kế giàn lan ở nơi cung cấp đủ ánh sáng mặt trời và thông thoáng. Dù lan càng ánh sáng nhưng bạn cũng nên tránh để lan ở nơi ánh sáng mặt trời quá gắt có thể làm lan bị héo hay nặng hơn là dẫn đến bệnh vàng lá.

– Khi bắt đầu trồng lan bạn nên xử lý kỹ giá thể và chậu lan để đảm bảo cho có thể sinh trưởng tốt. Nên tưới nước vào buổi sáng để lan có thể hấp thụ được tốt nhất, lan ưa ẩm nhưng không cần thiết phải tưới nước quá nhiều đây là điều nhiều người mới trồng lan thường mắc phải. Thời điểm thích hợp nhất để tưới lan là khi giá thể không còn ẩm. Trừ khi quá bận thì bạn không tưới nước cho lan thường xuyên vào buổi chiều tối.

– Điều quan trọng nhất trong việc phòng bệnh đốm đen trên lá phong lan là phải phun thuốc phòng ngừa thường xuyên với nồng độ theo đúng hướng dẫn trên sản phẩm. Ngoài ra việc bạn thường xuyên bón phân sẽ giúp sinh trưởng hơn và chống chọi tốt với các bệnh hại.

– Cuối cùng, trong quá trình trong lan phải kiểm tra thường giá thể, chậu và giàn lan để có thể phát bệnh hay sâu bọ sớm. Từ đó đưa ra những biện pháp phòng bệnh hay chữa trị sớm nhất có thể.

– Biện pháp cơ bản nhất khi phát hiện bệnh đốm đen là cắt bỏ đi những lá đen bị hư. Ở giai đoạn bạn nên tìm những cách xử lý nhanh vì thường lan ra nhanh, để lâu hơn thì bệnh càng khó chữa.

– Khi thấy những biểu hiện của bệnh đốm đen trên lá phong lan như đã nêu trên. Bạn cần ngưng tưới nước cho cây và sử dụng các loại thuốc phun theo hướng dẫn của nhà vườn.

– Trong lúc phun thuốc nên chú ý phun đều mặt lá và đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì của thuốc phun hoặc tham khảo công thức của nhà vườn để đảm bảo cây có thể hấp thu thuốc tốt nhất mà không gây ra tác dụng phụ.

Bài viết chia sẻ những điều bạn cần biết về bệnh đốm đen trên lá phong lan của Gionghoalan.net hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Gionghoalan.net là trang chia sẻ kiến thức về hoa lankinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi cũng cung cấp các sản phẩm giá thể trồng lanvật tư trồng lan với mức giá tốt nhất trên thị trường. Mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY !

 

XEM THÊM BÀI VIẾT:

>>>> Phân Biệt Cấy Mô Và Gieo Hạt Hoa Phong Lan

>>>> Nhân Giống Lan Bằng Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Tế Bào

>>>> Bệnh Thối Nõn Trên Phong Lan Và Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *