Trong quá trình trồng hoa lan không chỉ mất công chăm sóc giúp cây phát triển tốt và cho ra hoa đẹp, bền lâu thì việc phòng trị bệnh cũng cực kỳ quan trọng. Một trong những bệnh thường gặp nhất trên lan đó chính là bệnh héo úa (chết chậm). Do đó trong quá trình chăm sóc hoa lan cần đặc biệt lưu ý tới bệnh này để nhanh chóng xử lý nếu không bệnh sẽ lan rộng rất nhanh khó chữa.
Triệu chứng:
Lan bị héo úa
+ Bệnh hay gặp trên Hồ Điệp, Cattleya, số ít trên Dendro.
+ Bệnh tiến triển rất chậm, cây lan sẽ chết từ từ sau 1,2 tháng, thậm chí cả năm – bệnh chết chậm.
+ Cây lan từ từ héo rũ, lá nhăn nheo, tóp lại như thiếu nước.

+ Nếu xẻ dọc thân thấy những sợi tơ mỏng màu trắng hoặc phớt hồng.

+ Rễ có đốm màu nâu vàng, cổ rễ mô cứng, đen và thối khô; bệnh trở nặng nếu cắt ngang thân sẽ thấy vòng xuyến màu tím quanh lõi (ở Cattleya)
+ Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ trũng hoại tử màu nâu đen, lá già trở nên sần sùi, lá non dần màu đỏ, rụng dần, cuống hoa có thể rụng sớm.

Nguyên nhân
+ Do Nấm Fusarium Oxysporum Schlecht, loại nấm bệnh này dưới điều kiện thuận lợi sinh sôi phát triển, xâm nhập vào cây thông qua đường dinh dưỡng và nước, chúng nằm trong mạch gỗ (chức năng vận chuyển nước và chất vô cơ từ rễ lên lá) và mạch rây (chức năng vận chuyển chất hữu cơ khắp toàn bộ cây), cản trở mô dẫn, dẫn đến bệnh héo.
+ Nấm bệnh Fusarium Oxysporum Schlecht phát triển mạnh khi nhiệt độ vườn quá lạnh, nồng độ muối quá cao hoặc giá thể đã quá mục, ứ đọng và thoát nước kém, quá nhiều than bùn, nhất là trồng bằng chậu đất nung 3-5 năm mà chưa thay giá thể.
+ Bệnh có thể lây qua đường rễ, qua dụng cụ cắt tỉa không vệ sinh lại.

Cách xử lý:
+ Lan bị héo úa – bệnh thường phát hiện muộn, rất khó chữa.
+ Với những chậu lan đã bệnh nên pha thuốc (chứa hoạt chất như: Carbendazim, Thiophanat Methyl và Prochloraz) và ngâm cả chậu 5-10 phút. Cắt bỏ rễ hư cẩn thấn.
+ Với những cây bệnh quá nặng kéo dài, hư rễ, hư mạch dẫn chỉ còn cách loại bỏ khỏi vườn.

Cách phòng bệnh
+ Bệnh bắt đầu chủ yếu từ giá thể, nên cần xử lý tốt phần giá thể trong quá trình trồng lan.+ Nếu trồng lan bằng chậu đất nung thì vài tháng nên rửa tưới giá thể thật nhiều nước hoặc ngâm cả chậu lan vào nước để tan bớt lượng muối đọng trong giá thể, bản thân chậu đất nung cũng tồn đọng muối.
+ Khử trùng cẩn thân dụng cụ cắt thường xuyên, tốt nhất bằng lửa.
Sản phẩm thuốc phòng bệnh
Thuốc phòng trị Lan bị héo úa – chết chậm như bệnh đốm lá.
+ Topsin hoạt chất Thiophanate Methyl và hoạt chất Chlorothalonil của Daconil (dạng bột) hoặc Daconil (dạng nước); kết hợp thêm thuốc có hoạt chất Carbendazim như Vicarben để tăng tính kháng bệnh.

Xem thêm:
- Kinh Nghiệm Phòng Ngừa Và Trị Bệnh Héo Rễ Trên Lan
- Bệnh Héo Úa (Chết Chậm) Trên Lan – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
- Tin tức hoa lan
- Các loài lan
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan
- Kiến thức về hoa lan
- Vật tư trồng hoa lan
- Lan phi điệp_giả hạc
- Lan hoàng thảo
Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên Gionghoalan.net là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan. Tham khảo TẠI ĐÂY ./.