Phong Lan Kiều_Đặc Điểm, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc

Những năm trở lại đây, Phong lan kiều được ưa chuộng bởi chúng dễ nuôi trồng, dễ chăm sóc và phát triển tốt tại các nơi có điều kiện khí hậu khác nhau. Chúng đều cho hoa rất đẹp với nhiều màu sắc, kiểu dáng và hình thái khác nhau tạo nên nét riêng của loài và hương thơm cũng khá nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho chủ nhân. Bên cạnh đó, lan kiều cũng có giá thành khá hợp lý, không đắt so với các loài lan khác trên thị trường. Sẽ là may mắn nếu như người chơi lan có ngay một bộ sưu tập đầy đủ các loại lan kiều trong nhà.

1.Đặc điểm chung

Một số loại phong lan kiều được nhắc đến nhiều nhất như: Phong lan kiều vàng, kiều vuông ( phong lan thủy tiên), kiều tím, kiều dẹt, kiều hồng. Tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm chung như sau:

Là loài phong lan ưa nắng, thoáng mát và nhiệt độ ở nơi trồng lan thủy tiên nên duy trì từ 20 – 30oC  là cây có thể sinh sống và phát triển tốt nhất. Ngoại trừ, lan kiều dẹt chúng cần nhiệt độ mát mẻ hơn các loài lan khác, người trồng lưu ý nếu như trồng lan kiều dẹt cần đặt lan ở các vị trí có nền nhiệt thấp hơn từ 17 – 28oC; Không cần tưới nước quá nhiều lần trong một tuần, độ ẩm duy trì từ 60 – 80%, không quá thấp sẽ khiến lan phát triển chậm hoặc có các biểu hiện teo thân, tóp ngọn.

Lan kiều cho số lượng hoa nhiều, chùm hoa to, dài, nhiều màu sắc và khá bắt mắt, hoa lâu tàn, thời gian nở từ 15 ngày tới 1 tháng.

Thân các loại lan kiều khá giống nhau

2. Cách thức trồng phong lan kiều

Tùy vào điều kiện kinh tế, sở thích của mỗi người mà sẽ có những cách thức trồng phong lan kiều khác nhau. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những cách trồng phổ biến thường được người chơi lan áp dụng tại nhà.

Trồng lan kiều vào dớn bảng, dớn đĩa

Cũng giống như cách thức trồng các loại phong lan khác người trồng cần xử lý các giá thể trước khi

trồng lan kiều bằng cách ngâm trong nước vôi trong hoặc khử trùng bằng thuốc nhằm giữ sạch dớn bảng, dớn đĩa ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng tới sự phát triển của lan. Chúng ta tiến hành phủ một lớp mỏng rêu bên trên bề mặt dớn bảng, dớn đĩa việc làm này giúp giữ được độ ẩm nhất định cho cây, sau đó đặt lan lên trên, dùng dây thít nhựa xuyên qua hai bên nhằm cố định lan vào dớn.

Trồng phong lan kiều vào chậu

Đây là cách trồng được áp dụng nhiều cho hầu hết các loại thuộc chi hoàng thảo bởi

chúng khá dễ cho việc chăm sóc, tiết kiệm được không gian, diện tích trồng, dễ dàng di chuyển cây từ vị trí này qua vị trí khác, giúp cho cây hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như tạo được độ thẩm mỹ cao.

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng, đồ dùng hỗ trợ trong quá trình trồng thì ta cần lưu ý trong việc chọn chậu trồng lan, có thể là chậu đất nung hoặc chậu nhựa đều được nhưng phải đảm bảo chậu có đục lỗ nhỏ ở đáy hoặc hai bên nhằm cho việc thoát nước tốt khi chúng ta tưới nước cho lan, tránh trường hợp lan bị úng nước và chết. Bên cạnh đó, phải luôn nhớ chậu và các giá thể trồng lan phải được khử trùng sạch sẽ, hạn chế mức thấp nhất mầm bệnh cho lan, ảnh hưởng tới việc sinh trưởng và phát triển của chúng. Thông thường với phong lan kiều, người ta thường lựa chọn các giá thể như: Vỏ thông, than củi, dớn cọng, rêu cỡ nhỏ trộn đều với nhau để trồng lan; giúp cho lan hấp thu các chất dinh dưỡng từ giá thể nhanh chóng. Tiếp đó, ghép rễ lan kiều sao cho chạm vào các giá thể, vì là các loại lan kiều đều ưa sự thông thoáng, khi trồng chúng ta cần lưu ý không ấn chặt phần gốc xuống giá thể mà phải để chúng nhô lên trên mặt giá thể, chỉ rắc một chút rêu lên phía trên bề mặt nhằm giúp rễ nhanh phát triển và phần gốc không bị khô. Dùng nẹp cố định các phần gốc một cách nhẹ nhàng, tránh cây bị lay gốc trong quá trình tưới nước và chăm sóc.

Ngoài ra, nhiều người còn lựa chọn cách trồng lan vào gỗ lũa để tăng độ thẩm mỹ cho giò lan. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy, lan kiều trồng trên gỗ lũa thường chậm phát triển hơn so với trồng trong trậu hoặc dớn bảng, dớn đĩa.

Trên đây là những chia sẻ của gionghoalan.net về loài lan này. Nếu có điều gì thắc mắc xin mời các bạn để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp thêm.

Xem thêm:

Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên Gionghoalan.net là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *