Trong các loại phân động vật chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cho cây phát triển như : Phân dơi, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Chúng chứa nhiều chất xenlulozơ, đạm, muối khoáng trong nước tiểu động vật ( trâu, bò,dê), các chất hữu cơ trong phân trùn quế, thức ăn từ côn trùng tạo ra từ phân dơi. Những tế bào vi sinh vật tham gia vào quá trình tiêu hóa của động vật là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của loại phân này.
Nhưng các chất này đang có nhiều nấm bệnh, hạt cỏ dại và khó hấp thụ cho cây trồng. Vì vậy để phong lan hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng đó thì cần phải xử lý chúng bằng cách ủ với nấm trichoderma mới dùng được.

LỢI ÍCH CỦA PHÂN ĐỘNG VẬT ĐỐI VỚI PHONG LAN.
Khi sử dụng phân đã được ủ thì có những mặt lợi như :
Kích thích cây nhanh ra rễ, mầm gốc lên nhanh, kích thích cây tăng trưởng theo cách tự nhiên.
Trong phân chứa nấm đối kháng trichoderma giúp tiêu diệt các loại nấm bệnh hại phong lan và hoa màu.
Giúp phân giải chất khó tiêu thành dễ tiêu cho cây trồng hấp thụ ( phân giải lân và cố định đạm ).
Đây là chế phẩm sinh học nên rất an toàn cho môi trường và con ngươi. Dùng để thay thế thuốc trừ bệnh độc hai, không gây kháng thuốc giúp việc trị bệnh an toàn, hiệu quả và lậu dài.
Dùng được tất cả cho các loại hoa lan, cây kiểng và các loại rau ăn lá.
Giá thành khá rẻ khi nhà bạn có nuôi các loại động vật trên.
CÁCH Ủ PHÂN ĐỘNG VẬT ĐỂ TƯỚI LAN
Sử dụng 1 trong các loại phân động vật đã nêu trên ủ thành 1 đống. Cứ 1m khối ( đống có chiều dài 1m, rộng 1m và cao 1m) phân thì cho vào:
Từ 1 đến 2Kg nấm trichoderma.
5Kg phân lân Văn Điển ( loại phân này mịn như xi măng ).
1 – 2 lít rỉ mật hoặc đường cát thì 1Kg.
2 – 5Kg cám gạo hoặc cám ngô ( Không có cũng không sao ).
5Kg quả chuối ( có càng tốt ).
Trộn đều lại với nhau và tưới nước lên. Tưới nước làm sao cho độ ẩm của đống phân đạt khoảng 60% ( Nhận biết bằng cách dùng tay bóp nắm phân mà nước rỉ ra ở các kẽ ngón tay và không chảy thành giọt là đạt ). Sau đó dùng bạt nilon phủ kín lại và chèn chặt xung quanh đống ủ. Cũng có thể sử dụng thùng để đựng phân ủ, phía dưới phải có lỗ thoát nước và phía trên có lỗ thông khí oxy.
Khoảng 10 – 15 ngày sau thì mở ra trộn đều, kiểm tra xem có đạt đủ độ ẩm 60% không. Nếu không thì phải bổ sung thêm nước cho đạt độ ẩm.
Sau khoảng 1 – 2 tháng là đã ủ thành công và có thể làm phân bón cho phong lan hay hoa màu được rồi.
CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN ĐƯỢC Ủ TỪ PHÂN ĐỘNG VẬT.
Phân bón sau khi ủ có thể sử dụng với dạng khô và dạng nước.
+ Đối với dạng khô : Rải trực tiếp phân đã ủ vào xung quanh gốc lan và để khoảng cách từ 5 – 10cm. Hoặc cho phân vào túi nhựa có lỗ và để vào xung quanh gốc lan.
Bạn nên rải đều lớp phân này vào giữa chậu trước khi trồng lan vào chậu.
+ Đối với dạng nước : Sử dụng 1Kg phân đã ủ cho vào thùng 20 lít khuấy đều. Để lắng cặn và dùng vải mùng hay lưới mịn để lọc sạch cặn bã. Cặn bã này bón vào gốc Phong lan hay cây trồng, còn nước thì cho vào 1 can riêng để sử dụng dần.
Dùng 10ml nước phân đã lọc pha với 1 – 2 lít nước sạch. Hoặc 1 lít nước phân pha với 100 – 200 lít nước. Phun vào gốc, thân và lá của cây định kỳ 7 – 10 ngày / 1 lần.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN Ủ
- Không treo hay rải phân vào vị trí chồi non hay rễ mới ra. Nó sẽ làm cháy mầm hoặc đen rễ.
- Khi cây đang có hoa thì không phun hay tưới lên hoa đang nở.
- Không ngâm hoặc trộn chung với vôi. Vôi làm diệt sạch cả nấm, vi khuẩn có lơi cả có hại cho cây trồng. Nó làm giảm chất lượng phân bón, làm tăng độ PH của giá thể trồng cây làm cây khó phát triển.
Đó là cách ủ phân dê, phân bò, trùn quế, phân dơi làm chế phẩm sinh học cho cây trồng và đặc biệt là Phong lan. Thân.