[6] Hướng Dẫn Toàn Bộ Cách Phòng Và Trị Bệnh Cho Lan Từ A-Z

-Tham Khảo: Ts. Hoàng Giang-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

I. PHÒNG BỆNH CHO HOA LAN 

Có rất nhiều yếu tố gây bệnh cho lan, tôi sẽ giúp các bạn hiểu lý do vì sao phải hành động chứ không phải chỉ liệt kê ra một đống gạch đầu dòng. Bạn sẽ hiểu sâu hơn chứ không phải là biết nhiều hơn!

1. GIÀN LAN:

Khi bạn đọc bài CÁCH LÀM GIÀN tôi viết, có khi sẽ cho rằng quá cầu kỳ, quá khó khăn phức tạp. Tuy nhiên bạn nên hiểu rằng nếu giàn bạn làm đúng kỹ thuật sẽ hạn chế rất nhiều bệnh và sâu bọ côn trùng.
– Giả sử bạn làm GIÀN QUÁ THẤP (DƯỚI 3M), sẽ rất nóng, bí, không khí kém lưu thông, khi đó lan của bạn rất dễ bị nấm khuẩn gục ngọn teo thân, đốm lá…
Bên cạnh đó, có nhiều giống lan cần có tí gió mới phát triển tốt được, ví dụ Hải Yến, Hải Âu, Hỏa Hoàng…. Có cái nắng, có cái đó mà thiếu tí gió là rất khó…
Nếu diện tích trồng lan hẹp thì giàn càng phải cao (dĩ nhiên là không quá cao tới mức thang với không tới).
– Treo lan cách lưới càng xa thì lan càng được mát mẻ, treo sát lưới thì khả năng lan bị hấp chín, vàng lá, héo rũ dù bạn có tưới vài lần 1 ngày cũng là bình thường.
Thời gian qua, tôi thấy có 1 số bạn trồng lan trên sân thượng mà vị trí cây lan tới lưới có 60cm, buổi trưa, bạn sẽ thấy cảnh lan nhà bạn chịu nhiệt độ trên 40 độ C. Làm sao em nó chịu nổi.
NÊN cho cây lan cách lưới ít nhất 1,2m và tốt nhất là 1,5m nếu bạn ở vùng nóng.
Nếu NHIỆT ĐỘ vào mùa nắng quá cao, bạn nên làm 2 lớp lưới, cách nhau 10-30cm để giữa 2 lớp 1 khoảng không để cách nhiệt, nhiệt độ trong giàn bạn đảm bảo giảm xuống mức rất dễ chịu.
Thay vì làm 1 lớp lưới che 50-60% ánh nắng, bạn nên chọn 2 lớp mà mỗi lớp chỉ che 30% ánh nắng.
ĐỘ ẨM trong vườn quá cao và không thông thoáng chính là MÔI TRƯỜNG LÝ TƯỞNG CỦA NẤM VÀ KHUẨN sinh sôi nảy nở. Mỗi loài sinh vật đều có môi trường tối ưu nhất để phát triển, các loại nấm khuẩn gây bệnh thán thư, đốm mắt cua, đốm nâu, thối đen thân, thối nhũn… cần phải có độ ẩm không khí cao mới phát triển mạnh.
Sau này nếu có điều kiện chuyển vườn, tôi nhất định sẽ làm giàn cao trên 5m với mái nilon, và lưới cao ít nhất 4m, bên cạnh đó sẽ có quạt gió lưu thông không khí để tạo độ thông thoáng trong giàn. Đảm bảo với bạn, Nấm và Khuẩn không bao giờ có môi trường tối ưu để phát triển.
ĐỘ THOÁNG: mùa khô hay ít mưa thì bạn nên treo lan gần nhau, có khi giò này treo sát vào giò kia luôn. Tuy nhiên khi bắt đầu mùa mưa, bạn nên treo xa nhau ra (thường thì khoảng cách bằng 0,5 – 1 lần kích thước giò, ví dụ giò đường kính giò lan là 50cm, thì nên treo cách nhau ít nhất 25cm, tốt nhất là 50cm), vừa tránh va đập vỡ chậu khi gió to, thứ 2 đỡ lây bệnh cho nhau và tạo độ thoáng cho vườn.
CHẤT LIỆU GIÀN như bài trước phân tích, tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc tuýp nước, tuy mắc nhưng chắc chắn, bền. Đảm bảo sên không thể leo lên chậu lan của bạn được. Nếu làm bằng tre, tầm vông, gỗ thì sên, ốc… sẽ leo lên giò lan rất dễ dàng. Bên cạnh đó, vi khuẩn và nấm nó sẽ lây từ chính chất liệu giàn sang giò lan nhà bạn. Đặc biệt là nấm mốc, vì vậy khi xịt thuốc phải xịt cả thanh treo và cả cột trụ. Lưới Thái hoặc Đài Loan luôn là lựa chọn hàng đầu.
Tốt nhất là KHÔNG BAO GIỜ XÀI LƯỚI ĐEN CỦA VIỆT NAM khi chơi lan. Các bạn thích gạch đá thế nào cũng được, nhưng tôi vẫn khuyên là không nên dùng loại cùi bắp 35-45k 1 kilogam đó. Nếu than nghèo không có tiền mua lưới xịn thì đừng chơi lan. Đừng bao giờ mang TƯƠNG LAI BỀN VỮNG so với TÚI TIỀN của mình!

2. XỬ LÝ GIỐNG

Dù bạn trồng lan trong chai hay bóc rừng hoặc thay chậu thì BẮT BUỘC phải xử lý giống cho cẩn thận. Nếu không thì hậu quả sẽ rất đắt. Cá nhân tôi khi mới chập chững vào nghề chưa biết gì, cũng chủ quan. Khi tôi mua hàng ký về chỉ cắt rễ, lá dập nát sơ sơ rồi ghép ngay, không xử lý ngâm thuốc gì cả. Tỷ lệ lan chết rất cao (trung bình 30%, thậm chí có lô chết 80% – Hải Yến, Bạch Hỏa Hoàng, Thanh Hạc…). Bạn nên ngâm lan của bạn trong dung dịch Physan diệt nấm khuẩn 15-30 phút. Khi bạn mang ra để ráo nước rồi ghép thì tỷ lệ lan bị thối nhũn là cực thấp. Ngâm Ridomilgold cũng được, nhưng hiệu quả không cao bằng Physan mà mắc tiền hơn rất nhiều lần. XỬ LÝ LAN BỆNH và CÁC LOẠI THUỐC CHO LAN từ A-Z DẤU HIỆU ĐOÁN BỆNH

>>> Xem thêm:

Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên Gionghoalan.net là trang chia sẻ kiến thức về hoa lankinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan. Tham khảo TẠI ĐÂY ./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *